Đăng ký đi Nhật Liên hệ Tuyển dụng

Những biểu tượng đại diện đất nước bạn nên biết tại Nhật Bản

Khi nói về đất nước Nhật Bản bạn sẽ nghĩ đến điều gì? Để có thể lựa chọn về một đặc trưng của đất nước mặt trời mọc này có lẽ là rất khó vì ở mỗi lĩnh vực nó lại có một đại diện khác nhau như âm nhạc, thiên nhiên, thi đấu… Ngày hôm nay hãy cùng CICS khám phá về những biểu tượng đại diện đất nước bạn nên biết tại Nhật Bản nhé

Quốc kỳ 

Hầu hết mọi người trên thế giới đều có thể dễ dàng nhận ra lá quốc kỳ của người Nhật, đó là một lá cờ đơn giản với nền trắng và một vòng tròn màu đỏ ở trung tâm. Vòng tròn màu đỏ đó tượng trưng cho mặt trời mọc ở phương đông và vì thế nên Nhật Bản thường được gọi là “đất nước mặt trời mọc.” Tên gọi chính thức của lá cờ này là Nisshoki (Lá cờ mặt trời) nhưng nó cũng thường được gọi là Hinomaru (Vòng tròn mặt trời).

Mặt trời đỏ là biểu tượng cho nữ thần Amaterasu, vị thần mặt trời khai phá ra nước Nhật trong truyền thuyết và là tổ tiên của các Thiên hoàng theo thần thoại Nhật. Màu trắng của nền cờ biểu tượng cho sự trung thực và ngay thẳng của người Nhật.

Quốc ca

Người ta nói rằng, trong số các bài quốc ca thì “Kimigayo” là bài quốc ca ngắn nhất thế giới. Xét về thời gian thì quốc ca của tiểu bang Jordan dường như là ngắn hơn, nhưng xét về độ dài, với việc chỉ có 26 kí tự bao gồm cả Kanji thì đó chính là lý do quốc ca Nhật Bản được gọi là quốc ca ngắn nhất thế giới.

Vào giữa thế kỷ 19, Nhật Bản vẫn là một đất nước chưa có quốc ca. Mãi đến thời “Minh Trị Duy tân” (khoảng năm 1868) khi Nhật Bản bắt đầu chuyển mình để dần trở thành một nước tư bản công nghiệp thì mới hình thành quan hệ giao bang với Châu Âu. Cũng vào thời điểm này, một sĩ quan chỉ huy trong quân đội hoàng gia Anh – John Wiliam – cảm thấy việc Nhật Bản không có quốc ca là một thiếu sót rất lớn. Vì vậy, ông đã thuyết phục Thiên hoàng về sự cần thiết phải có một bài quốc ca cho đất nước. Ý tưởng này được Thiên hoàng chấp nhận và giao nhiệm vụ cho Hiromori Hayashi – nhạc công của Thiên hoàng – đảm nhiệm.

Quốc huy

Cúc Văn hiện diện như một quốc huy của Nhật Bản hiện đại, và đôi khi được xem là một biểu tượng ngoại giao của quốc gia này. Trong quá khứ, vào thời kỳ Minh Trị, huy hiệu này chỉ Thiên hoàng mới có quyền sử dụng, vì vậy, mỗi thành viên trong hoàng thất dùng các phiên bản hoàng gia huy đã qua sửa đổi khác để thay thế. Những ngôi đền Thần đạo thường dùng Hoàng gia huy hoặc bổ sung những yếu tố hay họa tiết khác để tạo thành biểu tượng riêng của mình.

Trước đó, trong lịch sử Nhật Bản, khi Thiên hoàng Go-Daigo, người đã cố gắng để phá vỡ quyền lực của Mạc phủ vào năm 1333, bị lưu đày, ông đã sử dụng một huy hiệu hoa cúc gồm 17 cánh để phân biệt mình khỏi Thiên hoàng Kōgon của Bắc triều, người vẫn sử dụng một mon hoàng gia 16 cánh.

Nhật Bản Quốc Huy Hoàng Cói Pin Mười Sáu Cánh Hoa Vàng Cúc Huy Hiệu Lễ Tốt Nghiệp Quà Tặng|Brooches| - AliExpress

Núi Phú Sĩ

Núi Phú Sĩ ( hay còn gọi là Fuji) đây được xem là ngọn núi cao nhất Nhật Bản, và là một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng Nhật Bản, đã được công nhận di sản văn hóa thế giới vào ngày 22 tháng 6 năm 2013.
Núi “Phú Sỹ mới” hiện nay được cho là hình thành trên đỉnh núi “Phú Sỹ cổ” khoảng mười nghìn năm trước, đây là nơi giao nhau của mảng lục địa Á Âu, mảng lục địa Okhotsk và lục địa Philippin. Đỉnh núi Phú Sỹ quanh năm tuyết phủ, nhiệt độ cao nhất vào mùa hè cũng chỉ từ 6 đến 10 độ C.
Tên núi Phú Sĩ xuất phát từ chữ 不二 (bất + nhị), có nghĩa là có một không hai hoặc 不尽 (bất tận), có nghĩa là không bao giờ kết thúc.
Núi Phú Sĩ
Núi Phú Sĩ (hay còn gọi là núi Fuji) được hình thành bởi trận động đất vào năm 286TCN. Vụ phun trào đầu tiên ở ngọn núi xảy ra vào khoảng 600.000 năm về trước, còn vụ phun trào mới nhất là vào năm 1708. Chính do dung nham phun trào đã kết dính 2 bên sườn núi, tạo thành hình chóp nón mà du khách nhìn thấy ngày nay.

———————————————-

CICS – Xuất khẩu lao động Nhật

Số điện thoại: (028)6296-6988

CN Hồ Chí Minh: 54/5/7 Bạch Đằng II, Phường 2, Quận Tân Bình

CN Cần Thơ: Văn Phòng CICS tại Trường Cao Đẳng Y Tế Cần Thơ

CN Daklak: 80 Võ Trung Thành, Phường Tân Tiến, Tp.Buôn Ma Thuột

CN Trà Vinh: Trung tâm DVVL Trường Đại học Trà Vinh

Website: https://cics.com.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/hcm.cics

Email: vieclamtiengnhat@vtc-hcm.com

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ

    028 6296 6988